Bất kỳ căn bếp nào cũng có ít nhất một chiếc thớt để phục vụ cho việc nấu nướng hàng ngày của chị em nội trợ. Tuy nhiên, thớt trên thị trường có nhiều loại nên việc chọn thớt đúng với nhu cầu sử dụng cũng là vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Vậy khi mua thớt cần dựa vào những tiêu chí gì? Đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích:
1. Mua thớt dựa vào kích thước của thớt
Trên thị trường thớt gỗ được thiết kế nhiều kích cỡ để phục vụ vào nhiều mục đích sử dụng của người dùng. Do vậy, để chọn được kích thước thớt gỗ phù hợp bạn có thể dựa vào nhu cầu sử dụng, diện tích mặt bếp để lựa chọn thớt không quá to hay quá nhỏ. Bởi một chiếc thớt quá to so với bàn bếp nhỏ sẽ gây cảm giác chật chội, cản trở quá trình làm bếp. Ngược lại, nếu chọn thớt quá nhỏ thì việc băm chặt, thái thức ăn cũng không được thuận tiện. Thông thường, các bà nội trợ nên chọn thớt có kích thước 25-40cm, bằng ⅔ kích cỡ bồn rửa chén sẽ thuận tiện cho việc sử dụng cũng như vệ sinh.
2. Dựa vào độ dày của thớt
Độ dày của thớt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng của bạn nên cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu mục đích của bạn dùng thớt là để băm, chặt thì thì nên chọn thớt có độ dày từ 2-5cm để tạo cảm giác chắc chắn, không bị trơn trượt. Còn bạn chỉ cần dùng để cắt, thái rau củ thì chỉ cần dùng loại 0,5-2cm, loại thớt này có ưu điểm là nhẹ nhàng, dễ dàng di chuyển và sử dụng tiện lợi hơn.
3. Dựa vào chất liệu của thớt
Như đã nói, hiện trên thị trường có nhiều loại chất liệu thớt khác nhau như: thớt gỗ, thớt nhựa, thớt thủy tinh…tùy vào sở thích và mục đích người dùng mà bạn lựa chọn loại chất liệu nào. Mỗi loại thớt đều có ưu điểm cùng với mức giá khác nhau, điều quan trọng là bạn phải xác định được mục đích sử dụng của mình là gì để chọn đúng loại thớt mình cần. Trong đó có thể kể đến một số loại chất liệu thớt gỗ sau:
3.1. Thớt gỗ
Ưu điểm
+ Thớt gỗ rất đa dạng về chất liệu gỗ: thớt gỗ teak, gỗ cao su, gỗ xà cừ, gỗ ép…
+ Thớt gỗ tốt, độ bền cao, chịu được lực lớn, có thể sử dụng để băm, chặt, thái.
+ Giá thớt gỗ phải chăng, phù hợp với mọi gia đình.
Nhược điểm
+ Sau thời gian sử dụng, bề mặt sẽ bị nứt, mốc khiến nước thấm vào trong và sinh vi khuẩn.
+ Một số loại thớt gỗ kích thước lớn khá nặng, khó khăn để di chuyển.
3.2. Thớt nhựa
Ưu điểm: Khối lượng nhẹ, dễ dàng cầm, di chuyển; Không thấm nước, dễ dàng vệ sinh; Màu sắc đa dạng.
Nhược điểm: Thớt nhựa không phù hợp để chặt các món đồ cần lực nặng; Nếu thớt dễ bị bám mỡ và khó vệ sinh sạch hoàn toàn. Bên cạnh, thớt nhựa thường dễ bị cong vênh khi tiếp xúc nhiệt độ cao.
3.3. Thớt thuỷ tinh
Ưu điểm: Chất liệu thủy tinh thân thiện môi trường, không gây hại cho sức khỏe người dùng; Ít mài mòn, không bị nấm mốc, dễ dàng vệ sinh.
Nhược điểm: Dễ bị nứt vỡ, khi cắt thái dễ gây âm thanh khó chịu, dễ làm mòn dao hơn so với những chất liệu thớt khác.
4. Mua thớt dựa vào hình dáng của thớt
Sản phẩm thớt trên thị trường cũng vô cùng đa dạng về hình dáng như: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật đáp ứng sở thích và yêu cầu thẩm mỹ. Trong số đó, thớt hình tròn được cho là phù hợp nhất và được nhiều người lựa chọn sử dụng hiện nay. Bên cạnh những hình dạng thớt kể trên còn có mẫu thớt gỗ trang trí dùng để bày trí thức ăn giúp tạo điểm nhấn cho bàn tiệc trở nên sang trọng và kích thích vị giác hơn.
5. Chi phí mua thớt bao nhiêu là hợp lý?
Tùy vào chất liệu sẽ có giá khác nhau, nhất là đối với thớt gỗ thì giá còn phụ thuộc và chất liệu gỗ và độ dày của thớt. Thông thường, thớt thủy tinh thường có giá cao nhất, thớt nhựa tương đối rẻ hơn, bạn cân đối ngân sách của mình để lựa chọn loại thớt nào cho gia đình mình nhé.
Trên đây là một số thông tin về tiêu chí lựa chọn thớt đúng mục đích sử dụng, đảm bảo chất lượng và phù hợp với giá tiền cho bạn tham khảo. Quý khách cần được tư vấn và báo giá kỹ hơn về thớt gỗ và các dụng cụ bếp bằng gỗ khác hãy liên hệ đến Công ty Chân Tình để được tư vấn chi tiết.
T.H