Thớt gỗ là một vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp của mọi gia đình. Tuy nhiên, bạn có để ý rằng hầu hết những chiếc thớt đều có một lỗ khuyết ở trên đầu không? Điều này không chỉ để đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn có những lý do khác rất thú vị. Hãy cùng tìm hiểu ngay lý do đằng sau điều này trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao trên thớt gỗ thường có lỗ khuyết?
Những chiếc thớt gỗ tiêu chuẩn thường có một lỗ khuyết ở góc. Mặc dù mọi người thường nghĩ rằng lỗ này chỉ để treo thớt hoặc cầm nắm dễ dàng hơn, thực ra nó có mục đích thiết thực hơn.
Khi chế biến thức ăn, đặc biệt là những món ăn cần thái nhỏ, việc chuyển đồ ăn từ thớt vào bát hoặc đĩa thường gặp khó khăn. Thực phẩm dễ rơi ra ngoài gây sự lãng phí và cần rửa lại nhiều lần. Nếu dùng tay để bốc thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm đã chín, nguy cơ nhiễm khuẩn từ tay rất cao đồng thời trông cũng không vệ sinh.
Cách chính xác để giải quyết vấn đề này là sử dụng dao vừa thái để đẩy thực phẩm qua lỗ khuyết trên thớt, làm cho thực phẩm rơi trực tiếp vào bát hoặc khay phía dưới. Cách này rất hiệu quả khi xử lý các loại thực phẩm nhỏ như thịt băm hoặc rau củ thái hạt lựu.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng lỗ khuyết này để mục đích trên, hãy đảm bảo rằng khi vệ sinh thớt, bạn làm sạch kỹ khu vực xung quanh lỗ để tránh tình trạng bám bẩn hoặc nấm mốc, điều này sẽ ảnh hưởng ngược lại đến yếu tố vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra, lỗ khuyết này cũng rất tiện lợi để treo thớt lên khi không sử dụng, giúp tiết kiệm không gian bếp.
2. Một số bí quyết làm sạch thớt gỗ hiệu quả nhất
Bạn đang lo lắng không biết phải làm sạch thớt gỗ thế nào hiệu quả nhất? Dưới đây sẽ là một vài gợi ý dành cho bạn tham khảo.
2.1. Sử dụng chanh và muối
Đây là một trong những phương pháp làm sạch thớt gỗ an toàn và hiệu quả nhất. Cắt một quả chanh làm đôi, nặn nước chanh hoặc chà xát lên bề mặt thớt, sau đó rắc muối lên. Sử dụng muối hạt to để thấm nước chanh và chà kỹ lên thớt. Nếu thớt có bề mặt nhẵn, bạn có thể thay muối bằng bột nở (baking soda).
Dùng nửa quả chanh đã cắt để chà theo chuyển động tròn trên bề mặt thớt, để muối hòa tan vào chanh giúp làm sạch thớt kỹ hơn, đặc biệt là những vết bẩn cứng đầu. Sau đó, rửa lại thớt bằng nước sạch và dùng khăn khô hoặc giấy lau khô bề mặt thớt.
2.2. Sử dụng xà phòng
Pha loãng xà phòng với nước nóng, sau đó ngâm một chiếc khăn vào dung dịch này. Vắt nhẹ khăn và lau toàn bộ bề mặt thớt. Lặp lại quá trình này nhiều lần, chà kỹ những vết bẩn cứng đầu hoặc vết ố. Cuối cùng, rửa thớt lại bằng nước sạch và lau khô.
2.3. Dùng thuốc tẩy
Pha một muỗng canh thuốc tẩy vào 1,5 lít nước, sau đó cho hỗn hợp vào chai xịt. Xịt đều lên bề mặt thớt và để trong khoảng 10 phút. Sau đó, rửa lại thớt bằng nước ấm và lau khô. Cách này giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả, nhưng cần rửa thớt thật kỹ bằng nước ấm để loại bỏ hoàn toàn thuốc tẩy. Tránh để thuốc tẩy tiếp xúc với các dụng cụ nhà bếp khác hoặc khăn lau.
3. Khi sử dụng thớt gỗ cần hạn chế những vấn đề gì?
Có một số thói quen mà bạn cần hạn chế khi sử dụng thớt gỗ như:
- Không ngâm thớt trong nước vì thớt gỗ rất xốp và dễ thấm nước, dẫn đến nứt vỡ và giảm tuổi thọ sử dụng.
- Không cho thớt vào máy rửa bát trừ khi thớt được dán nhãn là có thể sử dụng trong máy rửa bát. Nhiều nghiên cứu cho thấy máy rửa bát có thể gây lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thớt sang các dụng cụ nhà bếp khác.
- Không sử dụng dầu ăn thông thường để bảo dưỡng thớt, vì dầu có thể bị thối và gây mùi khó chịu.
- Không sử dụng thớt gỗ đã bị nứt hoặc vỡ vì các vết nứt rất khó làm sạch và có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn, góp phần gây ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất là nên thay thớt mới ngay lập tức khi thớt cũ có dấu hiệu hỏng hóc.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về lý do vì sao trên thớt gỗ luôn có một lỗ khuyết. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua thớt gỗ chất lượng cao và giá cả phải chăng, hãy liên hệ với Công ty Chân Tình để được hỗ trợ tốt nhất.
Thùy Duyên