Thớt là một vật dụng quen thuộc và có mặt tại hầu hết các gia đình Việt, chúng có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, nhựa, kim loại… Trong số đó, thớt gỗ là loại phổ biến hơn cả bởi sở hữu nhiều ưu điểm như đẹp, thân thiện với môi trường… Mặc dù vậy, chúng cũng rất dễ bị bẩn và hư hại sau một thời gian sử dụng nếu không được bảo quản và vệ sinh đúng cách.
1. Xử lý ngay khi mua về
Sau khi mua thớt từ cửa hàng về, việc đầu tiên mà bạn nên làm là đem thớt ngâm với hỗn hợp từ 200 gram muối với 1 lít nước hòa tan. Bạn tiến hành ngâm trong hỗn hợp này khoảng 1 ngày rồi vớt tấm thớt ra, sau đó mang đi phơi dưới ánh mặt trời cho đến khi thớt khô hoàn toàn.
Sau quá trình ngâm với hỗn hợp nước muối này, thớt sẽ được làm sạch tối ưu đồng thời được cung cấp độ ẩm cần thiết để hạn chế tình trạng rạn nứt, vốn khá thường gặp khi sử dụng suốt một thời gian dài.
2. Vệ sinh trong quá trình sử dụng
Để có thể sử dụng thớt gỗ an toàn và bền lâu, bạn cần vệ sinh đúng cách trong suốt quá trình sử dụng, bao gồm rửa thớt với nước nóng, muối, chanh hoặc các dung dịch có tính khử trùng khác.
2.1. Vệ sinh thớt gỗ với nước nóng
Không phải ai cũng biết rằng, người dùng hoàn toàn có thể rửa thớt với nước nóng sau khi sử dụng, đây được xem là cách vệ sinh thớt gỗ vừa đơn giản, không hề tốn kém mà lại rất nhiều quả. Đặc biệt, phương thức này còn giúp loại bỏ hiệu quả các vết bẩn, mảng bám thực phẩm còn sót lại trên thớt.
2.2. Vệ sinh thớt gỗ với muối
Với các chị em nội trợ, muối là một loại gia vị đã không còn xa lạ bởi những công năng tuyệt vời của nó, một trong số đó chính là khả năng làm sạch thớt gỗ cực kỳ ấn tượng. Không chỉ mang đến khả năng làm sạch cực tốt, muối còn cho thấy khả năng khử khuẩn hết sức lợi hại của mình, đây là điều không phải bàn cãi vì muối đã được khoa học chứng minh về tính sát khuẩn của mình.
Để vệ sinh thớt với muối, sau khi sử dụng xong bạn rắc một chút muối lên bề mặt tấm thớt, sau đó dùng miếng rửa chén chà sát liên tục trong khoảng 2 đến 3 phút. Sau đó, bạn tiến hành rửa lại một lần nữa với nước sạch rồi để ráo là được.
2.3. Vệ sinh thớt gỗ với chanh
Cùng với muối, chanh cũng được đánh giá rất cao về khả năng khử khuẩn và làm sạch. Để vệ sinh thớt, bạn chỉ cần cắt đôi quả chanh ra, sau đó dùng mỗi bên chà sát trực tiếp lên bề mặt của tấm thớt rồi rửa lại với nước sạch và để cho ráo nước là được.
Ngoài ra, một cách làm khác cũng khá đơn giản là bạn vắt lấy nước cốt chanh rồi đổ lên bề mặt tấm thớt, sau đó dùng miếng rửa chén chà sát trong vài phút trước khi rửa lại với nước sạch.
2.4. Vệ sinh thớt gỗ với baking soda và giấm
Baking soda và giấm có thể xem là một hỗn hợp “thần thánh” có thể đặc trị nhiều loại vết bẩn cứng đầu, đặc biệt bạn cũng có thể sử dụng nó để làm sạch những tấm thớt gỗ đang có trong gia đình. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể áp dụng theo các bước sau:
•
Bước 1: đặt thớt ở vị trí bằng phẳng, không bị chông chênh.
•
Bước 2: rải đều bột baking soda lên bề mặt tấm thớt.
•
Bước 3: đổ dung dịch giấm ăn lên bề mặt tấm thớt một cách chậm rãi.
•
Bước 4: dùng miếng rửa chén chà sát trong khoảng 2 – 3 phút.
•
Bước 5: rửa lại với nước vài lần cho thật sạch rồi để cho ráo nước.
3. Bảo quản thớt gỗ
Để thớt gỗ duy trì được độ ẩm cần thiết và hạn chế tình trạng rạn nứt, bạn nên sử dụng chúng một cách thường xuyên nếu có thể. Mặc dù vậy, nếu không sử dụng đến trong một thời gian dài thì bạn nên bảo quản thớt gỗ trong môi trường khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Trên đây là một vài gợi ý giúp bạn vệ sinh, bảo quản thớt gỗ một cách tốt nhất để vừa có thể sử dụng một cách an toàn, vừa giữ được độ bền dài lâu của thớt và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng rạn, nứt. Hy vọng rằng những chia sẻ này đã mang lại cho bạn một số thông tin thực sự hữu ích. Hãy thường xuyên truy cập website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị khác bạn nhé!
Khắc Sử