Trang chủ » Tin Tức Nội Bộ » Sản Phẩm Tiện Ích» Chọn và sử dụng đồ dùng như thế nào để đảm bảo an toàn?

Chọn và sử dụng đồ dùng như thế nào để đảm bảo an toàn?

27/05/2015 14:26
Không chỉ có chén bát, muỗng nĩa, dao, thớt gỗ…mà còn có rất nhiều dụng cụ nhà bếp mà bạn cần phải lưu ý khi mua, có như vậy nó mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình của bạn. Sau đây là một vài gợi của chúng tôi giúp bạn chọn đồ dùng nhà bếp an toàn, hãy cùng tham khảo nhé!

1. Chảo chống dính

Hiện nay hầu hết trong gia đình người Việt nào cũng có sự hiện diện của chiếc chảo chống dính, tuy nhiên thị trường với sự xâm nhập của các loại chảo chống dính giả, chảo chống dính kém chất lượng, điều này có thể gây ngộ độc cho con người. Khi gặp nhiệt độ cao lớp chảo chống dính giả chỉ là một lớp sơn chịu nhiệt và nó sẽ tạo ra một lớp khói với thành phần perfluoisobutylene, perfluorooctanoic acidpfoa, carbonylchlorride.



Những chất này gây nên các triệu chứng như khó thở, tức ngực ở con người, vì vậy chúng tôi khuyên bạn không nên chọn những loại chảo chống dính này. Đối với loại chảo chống dinh thật mặc dù chưa có khuyến cáo nhưng các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra trong nó có hợp chất perfluorrooctanoic acid với thành phần Teflon gây nên ung thư có con người. Nếu như nấu ở nhiệt độ 300 đến 400 độ C thì nó cũng xuất hiện khói độc giống như lớp sơn chịu nhiệt.

Để phòng tránh nó tốt nhất các bà nội trợ nên loại bỏ một vài thói quen nấu nướng của mình, nếu bạn sử dụng chảo chống dính thì chỉ nên để ở nhiệt độ thấp, không nên bật quá lớn, không nên để chảo không trên bếp nóng mà phải có thức ăn trên nó và trường hợp nếu như lớp chống dính bị bong tróc thì bạn nên ngưng sử dụng nó.

2. Nồi nhôm

Không chỉ giữ nhiệt tốt mà giá thành của nồi nhôm cũng khá rẻ, vì vậy mà người Việt thường khá ưa chuộng loại nồi này, tuy nhiên đây cũng là một vật dụng trong nhà bếp có thể gây hại đến sức khỏe của mọi người trong gia đình. Nếu nấu các thực phẩm có nhiều muối, nước mắm hay giấm…ở trong nồi nhồm thì nó sẽ sinh ra muối nhôm và là chất gây độc hại không nhỏ đến con người.


Đặc biệt hơn nữa là những loại nồi nhôm được sản xuất từ nguồn nhôm phế liệu, việc xử lý không sạch những tạp chất này sẽ gây tình trạng nhiễm nhôm vào thức ăn và làm hại cho cơ thể của mọi người khá nhiều nhất là việc làm giảm hồng cầu, mất canxi hay phôt pho ở trong bộ phận xương.

Nếu ở trong môi trường axit, muối, chua…hoặc môi trường quá mặn thì bề mặt của sản phẩm nhôm mới có thể phóng thích ion nhôm vào trong thức ăn, vì vậy bạn chỉ cần không nấu những loại thức ăn này ở trong nồi nhôm là có thể phòng tránh được các nguy cơ mắc bệnh mà nó gây ra.

3.Lò vi sóng Microwave

Cũng như máy xay sinh tố, lò vi sóng giờ đây ngày càng được phổ biến ở trong gia đình người Việt, phương thức nấu ăn truyền thống có một vài điểm khác biệt so với việc nấu ăn bằng lò vi sóng. Ví dụ khi khi nấu thức ăn bằng bếp lửa hay bếp gas thì các thức ăn được nấu sẽ chín dần và phân thủy đạm hay các chất dinh dưỡng khác thành các acid amin hay peptid…giúp cho con người dễ tiêu hóa hơn. Nếu như trong trường hợp nấu bếp lửa hay bếp gas mà thức ăn bị cháy khét thì nó sẽ sinh ra các chất độc hại. 



Còn ngược lại với phương pháp nấu truyền thống đó là nấu ăn bằng lò vi sóng, thời gian nấu ăn của lò vi sóng được rút ngắn lại, chỉ cần vài phút là thức ăn đã có thể chín, điều này khiến cho các chất dinh dưỡng trong thức ăn chưa kịp phân hủy thành chất dễ tiêu hóa, nó sinh ra chất lạ làm suy giảm hệ miễn dịch. Không chỉ vậy lò vi song còn làm nóng thực phẩm không đều, sẽ có những vị trí nóng, lạnh khác nhau làm cho các vi khuẩn ở trong các điểm lạnh còn tồn tại.

Chính vì vậy nếu như muốn ngăn chặn nguy cơ gây hại của các thực phẩm chế biến ở trong lò vi sóng thì bạn chỉ nên bỏ những loại thực phẩm đã qua chế biến, có nghĩa là nó chỉ có tác dụng hâm nóng thức ăn mà thôi.

Thùy Duyên

Khác