Trang chủ » Tin Tức Nội Bộ » Sản Phẩm Tiện Ích» Khử trùng và phòng tránh nhiễm khuẩn cho Thớt

Khử trùng và phòng tránh nhiễm khuẩn cho Thớt

25/03/2015 14:44
Thớt là vật dụng không thể thiếu của mỗi không gian bếp hiện nay, mang đến sự thuận tiện nhất cho người nội trợ trong việc chế biến thức ăn. Tuy nhiên, thớt cũng là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn nhất dù chế biến thực phẩm sống hay chín. Để chị em phụ nữ có thể đảm bảo được sức khỏe cho gia đình cũng như chế biến những món ăn ngon nhất, chuyên trang của chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp khử trùng và phòng tránh nhiễm khuẩn cho thớt.




1. Khử trùng thớt


Bạn nên vệ sinh nhà bếp ở một mức độ cao bằng việc khử trùng cho thớt hàng tuần, thậm chí là thường xuyên hơn nếu có thể. Bạn có thể áp dụng cách làm như sau:

- Ngâm thớt trong hỗn hợp bao gồm một thìa nước tẩy có chứa chất chlorine hòa cùng 4.5 lít nước. Sau đó ngâm thớt trong khoảng thời gian nửa giờ rồi tráng thật kỹ và để thớt thật khô.

- Bạn cũng có thể dùng những phụ gia phổ biến có đặc tính kháng khuẩn như giấm trắng để lau chùi sạch bề mặt thớt rồi hong khô.

Trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy thớt bắt đầu có mùi nồng hay tanh của cá, bạn hãy nhúng khăn giấy vào nước chanh tươi, hay vắt nửa quả chanh lên mặt thớt. Thớt của bạn sẽ trở nên sáng bóng như mới với hương thơm dễ chịu.




2. Phòng tránh vi khuẩn cho thớt

Những thực phẩm nếu như bị nhiễm khuẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng, với thớt bạn có thể làm theo những cách sau để phòng tránh nhé:

- Nếu chọn mua thớt, nên chọn mua thớt nhựa hoặc thớt làm từ cao su vì những chất liệu này được cho là hợp vệ sinh hơn những chất liệu khác.

- Với thớt gỗ nên được vệ sinh và khử trùng thường xuyên. Bạn cũng có thể dùng sáp ong hay dầu khoáng lau bề mặt của thớt gỗ vài tháng một lần. Việc này là một trong những việc làm thường xuyên giúp tạo ra một lớp bảo vệ tự nhiên trên bề mặt thớt để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

- Cách an toàn nhất là bạn nên sử dụng những chiếc thớt khác nhau cho những thực phẩm khác nhau. Và tối thiểu bạn cần có 2 chiếc thớt cho không gian bếp, một cho thực phẩm tươi sống và một cho các loại rau củ quả.

- Nên bỏ những chiếc thớt rạn nứt, xây xước hoặc đã quá bẩn. Bởi thớt cũng như những dụng cụ bếp khác thớt có vòng đời của nó, những chiếc thớt cũ cần được thay để bạn có một dụng cụ bếp an toàn và hợp vệ sinh.

Với những cách đơn giản trên, hy vọng bạn có thể vệ sinh cũng như phòng tránh vi khuẩn cho thớt để đảm bảo được sức khỏe gia đình và chế biến được những món ăn ngon và tuyệt vời nhất nhé.

YN

Khác