Trang chủ » Tin Tức Nội Bộ » Sản Phẩm Tiện Ích» Văn hóa dùng đũa của một số nước phương Đông

Văn hóa dùng đũa của một số nước phương Đông

04/03/2015 09:49
Nếu như người phương Tây sử dụng dao, nĩa khi ăn uống thì hầu hết người phương Đông lại sử dụng đũa, muỗng. Chính vì thế mà sử dụng đũa đã trở thành một nét văn hóa độc đáo, và đôi khi tạo nên sự khác biệt giữa nền ẩm thực cũng như phong cách ăn uống của từng nước. Hãy cùng khám phám văn hóa dùng đũa của các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam nhé!



1. Trung Quốc

Từ xa xưa, đũa được những người dân bên sông Trường Giang gọi là “trợ”- nghĩa là “dừng lại”. Nhưng đối với những người thủy thủ đi trên tàu, “dừng lại” là một điều không may. Cho nên thay vì gọi “trợ”, họ lại gọi là “khoái”- nghĩa là nhanh nhẹn, hoạt bát. Từ đó đến nay, người Trung Hoa gọi đôi đũa là “khoái” (筷).

Trong truyền thống văn hóa của người Trung Hoa, đũa đóng một vai trò quan trọng, không chỉ trong ăn uống. Trong các lễ cưới, gia đình chú rể tặng 2 đôi đũa và 2 cái bát cho đôi vợ chồng để thể hiện lời cầu chúc cho cô dâu chú rể không chỉ có cuộc sống hạnh phúc mà còn sớm sinh con đẻ cái vì “khoái” có nghĩa là “nhanh”.

Trong cuộc sống hàng ngày, người Trung Quốc cũng có quan niệm thú vị khi sử dụng đũa, đó là trước bữa ăn, đôi đũa được đặt trên bàn, bên cạnh chiếc bát, hai đầu đũa khép kín. Khi hoàn tất bữa ăn, người ăn sẽ đặt đôi đũa lên ngay giữa bát ăn, đầu đũa hướng về phía trước. Bên cạnh đó, người Trung Quốc còn có một số điều kiêng kị khi sử dụng đũa, cụ thể:

- Cầm đôi đũa trái đầu nhau.
- Dùng đũa để đánh lên bát, đĩa và bàn, điều này giống như cách làm của một người ăn xin.
- Cắm đôi đũa thẳng đứng trong chén hoặc đĩa thức ăn, điều này gợi tới một nghi thức trong lễ tang.
- Dùng đũa như một chiếc nĩa để cắm và lấy thức ăn, điều này thể hiện sự tham ăn.
- Tay cầm đũa nhưng lại do dự, phân vân khi gắp thức ăn.
- Gắp thức ăn lên bát rồi gắp trả trở lại đĩa, điều này thể hiện sự bất lịch sự.
- Dùng đũa xới thức ăn lên để tìm, điều này thể hiện thói quen xấu.
- Dùng đũa để chỉ trỏ người khác trong khi ăn.
- Gắp thức ăn cùng lúc với một người khác, điều này thể hiện sự vội vàng khi ăn.
- Dùng đũa để đẩy bát hoặc đĩa.
- Mút đũa.
- Để nước chấm, canh rơi xuống bàn khi gắp thức ăn.
- Dùng đũa như dao để cắt thức ăn. Khi cần, khách có thể dùng muỗng hoặc nhờ người mang dao đến.
- Dùng đũa để xỉa răng
- Dùng đũa còn dính thức ăn bên trên để gắp thức ăn khác.
- Gắp chỉ một loại thức ăn đối với món thập cẩm, điều này khiến người khác không có cơ hội thưởng thức món ấy

Điều không chỉ Trung Quốc mà một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Việt Nam kỵ nhất là chống đũa vào bát cơm, vì người ta chỉ làm điều này trong nghi thức tang lễ (khi đơm cơm cúng cho người chết). Hơn nữa, điều này đồng nghĩa với việc thiếu tôn trọng chủ nhà hoặc những người lớn tuổi. Sau khi ăn xong, khách và người trẻ tuổi phải đợi gia chủ hoặc người lớn tuổi đặt đũa xuống trước.

2. Nhật Bản

Người Nhật sử dụng đũa thường dựa theo quan niệm về chiều dài. Tức là đũa của chồng dài hơn của vợ, đũa của bố mẹ dài hơn của con cái, đũa của anh dài hơn đũa của em. Điều này ngược lại với thời xưa, bậc đế vương dùng đũa ngắn, cấp bậc càng thấp dùng đũa càng dài.



Giá trị của một đôi đũa đối với quan điểm của người Nhật còn thể hiện khi nó gắn liền với phong tục, tập quán cũng như món ăn truyền thống nổi tiếng là Sashimi. Người Nhật cho rằng, món Sashimi sẽ dễ bị hỏng nếu như sử dụng các dụng cụ ăn bằng kim loại như dao, nĩa… theo kiểu người phương Tây. Và vì thế, người Nhật thường chỉ sử dụng đũa gỗ trong ăn uống.

Giống như Trung Quốc, người Nhật cũng có những điều kiêng kị khi sử dụng đũa:

- Không dùng đũa như dao nĩa để tách hoặc cắt thức ăn.
- Trên bàn ăn, người Nhật dùng một đôi đũa chung để gắp thức ăn vào bát của riêng mình. Nếu không có đôi đũa chung, họ phải trở đầu đũa ăn của mình để gắp thức ăn sau đó trở lại đầu đũa cũ để ăn. Đây không đơn thuần là vấn đề vệ sinh mà còn gần với phong tục: Trong tang lễ Nhật Bản, người thân phải dùng đũa gắp xương người đã khuất sau khi hỏa táng và truyền cho nhau.
- Ngoài ra, họ còn tránh dùng đũa gắp thức ăn đã bị rơi. Điều thú vị hơn cả là người đi cắm trại, nhất thiết không được quên tục lệ: đũa dùng xong phải bẻ đôi để tránh ma quỷ tận dụng những đôi đũa đó làm điều xấu ác.

3. Hàn Quốc

Ngược hẳn với một số nước phương Đông, người Hàn Quốc thích dùng đũa bằng kim loại, cụ thể là nhôm oặc inox. Họ không thích dùng đũa gỗ, đũa tre như người Hoa, người Việt và người Nhật vì nó nhẹ. Xem phim chúng ta cũng có thể nhận thấy, họ dùng muỗng để ăn cơm và dùng đũa để gắp thức ăn.

4. Việt Nam

Ở Việt Nam, dùng đũa khi ăn uống không còn là một thói quen cố hữu hàng ngày, mà đã trở thành một nếp sinh hoạt, thể hiện lối ứng xử mang tính nhân văn sâu sắc. Trong đó, đũa tre thường được ưu tiên sử dụng hơn cả. Điều thú vị là cách sử dụng đũa cua3 người miền Bắc và người miền Nam lại không giống nhau. 

Khi ăn cơm, người miền Bắc thường có thói quen so đũa đều, rồi chia từng đôi đũa cho mọi thành viên khác. Nếu ai vô tình nhận được đôi đũa lệch thường có cảm giác không vui, giống như mình bị người khác xem thường. Phong cách ăn uống lịch sự nhất là gắp thức ăn vừa đủ vào bát rồi mới ăn, khi nào hết thức ăn thì gắp tiếp. Đối với người miền Nam, khi ngồi vào bàn ăn, người lớn tuổi hơn sẽ cầm đũa trước và chủ sẽ cầm đũa lên trước khách. Điều này thể hiện gia đình có tôn ti trật tự. Thêm vào đó, họ còn tránh việc trao đũa cho nhau, mà chỉ đặt đũa lên bàn chứ không đưa tới tay người khác. 

Đào Trinh

Khác