Cách vệ sinh và rửa thớt gỗ sau mỗi lần sử dụng chuẩn nhất

Thớt gỗ là một dụng cụ không thể thiếu trong gian bếp Việt và thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh đúng cách, chúng có thể trở thành nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn độc hại. Hãy cùng Chân Tình khám phá các phương pháp vệ sinh, làm sạch thớt gỗ sau mỗi lần sử dụng hiệu quả nhất trong bài viết này nhé!

1. Mách bạn cách vệ sinh thớt gỗ mới mua

Thớt gỗ mới mua thường chứa bụi bẩn và vi khuẩn từ quá trình sản xuất và vận chuyển, vì vậy cần được làm sạch kỹ trước khi sử dụng. Dưới đây là quy trình giúp làm sạch thớt gỗ mới một cách hiệu quả dành cho bạn tham khảo:



- Bước 1: Rửa với nước sôi

Sau khi mở bao bì, đặt thớt vào một chậu hoặc bồn lớn. Đổ nước sôi đều lên hai mặt thớt, sau đó tráng đều để đảm bảo các tạp chất và vi khuẩn bị loại bỏ.

- Bước 2: Ngâm trong dung dịch nước muối

Chuẩn bị dung dịch gồm 200gr muối hòa tan trong 1 lít nước. Ngâm thớt vào dung dịch này khoảng 2 tiếng để giúp khử trùng và loại bỏ bụi bẩn còn sót lại. Sau đó, lấy thớt ra và để nơi thoáng mát cho khô tự nhiên.

- Bước 3: Bôi dầu ăn để dưỡng thớt

Khi thớt gỗ đã khô hoàn toàn, thoa một muỗng canh dầu ăn lên mặt thớt. Chờ dầu khô và lặp lại quy trình từ 2-3 lần để mặt thớt được bảo vệ tốt hơn. Khi dầu đã khô hoàn toàn, rửa lại thớt với nước rửa chén và tráng nước nóng trước khi sử dụng.

2. Cách rửa sạch thớt gỗ sau khi sử dụng chuẩn nhất

Để hạn chế vi khuẩn, bạn nên sử dụng các thớt riêng cho từng loại thực phẩm như thịt sống, thức ăn chín và rau củ. Nếu không có điều kiện chuẩn bị nhiều chiếc thớt nhau, hãy chú ý vệ sinh thật kỹ trước khi dùng lại:

- Bước 1: Rửa với nước nóng và dầu rửa chén

Rửa thớt bằng nước nóng kết hợp với dầu rửa chén để loại bỏ thức ăn dư và vi khuẩn. Sau đó, xả lại bằng nước sạch để loại bỏ cặn dầu.

- Bước 2: Lau khô và phơi ở nơi thông thoáng

Sử dụng khăn sạch để lau khô thớt sau khi rửa. Đặt thớt ở nơi cao và khô thoáng để khô tự nhiên. Lưu ý rằng khăn lau nhà bếp có thể chứa vi khuẩn, vì vậy hãy giặt sạch hoặc sử dụng khăn dùng một lần nếu có thể.

- Bước 3: Khử trùng định kỳ

Vì gỗ có tính xốp nên vi khuẩn dễ tích tụ trên bề mặt thớt. Chỉ dùng nước rửa chén sẽ khó loại bỏ hết vi khuẩn, bạn có thể sử dụng thêm các dung dịch khử trùng tự nhiên như giấm hoặc chanh. Thoa đều nước chanh hoặc dung dịch giấm lên mặt thớt, để yên 1-5 phút sau đó rửa sạch bằng nước và để khô. Thực hiện vệ sinh thớt kỹ càng ít nhất mỗi tuần một lần.



3. Mẹo bảo dưỡng thớt gỗ

Thớt gỗ rất dễ nứt hoặc hư hỏng nếu tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hoặc quá khô. Vì vậy, bạn có thể sử dụng dầu khoáng thực vật như dầu phong hoặc parafin để giữ độ ẩm cho thớt. Dùng cọ hoặc khăn sạch thấm dầu khoáng rồi bôi đều lên bề mặt thớt. Thực hiện ít nhất mỗi tháng một lần để giúp gỗ không bị khô và nứt.

4. Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh và bảo quản thớt gỗ

- Không nên ngâm thớt trong nước quá lâu hoặc phơi thớt dưới ánh nắng trực tiếp, vì điều này sẽ khiến thớt bị nứt và hỏng.

- Sau khi sử dụng thớt để chế biến thực phẩm sống, cần vệ sinh ngay lập tức. Bạn có thể dùng oxy già 3% để diệt khuẩn, sau đó rửa lại với nước và lau khô.

- Tránh sử dụng dầu thực vật thông thường để dưỡng thớt vì chúng dễ bị ôi, gây mùi khó chịu.

- Không nên tiếp tục dùng các thớt đã nứt hoặc có rãnh sâu, vì chúng dễ tích tụ vi khuẩn và rất khó làm sạch.

Trên đây là những mẹo vệ sinh và bảo quản thớt gỗ giúp bạn an tâm sử dụng trong gia đình. Chăm sóc thớt đúng cách sẽ giúp chúng luôn sạch sẽ, an toàn và bền bỉ. Chúc bạn thành công trong việc giữ cho dụng cụ bếp của mình luôn trong tình trạng tốt nhất.

Thùy Duyên