Thớt gỗ không còn là vật dụng xa lạ với mọi người. Hầu hết nó xuất hiện trong đại đa số căn bếp của gia đình Việt. So với thớt inox, thớt nhựa, thớt thủy tinh,,.. thì thớt gỗ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Chỉ cần áp dụng quy tắc sử dụng và vệ sinh đúng chuẩn thì nó sẽ phát huy được công dụng tối đa.
1. Thớt gỗ là gì?
Thớt gỗ là loại thớt được làm từ cây gỗ với tuổi thọ lâu dài. Trải qua các quá trình gia công phức tạp từ công đoạn sơ chế mài vát đến tạo hình, đồng thời cũng không thêm bất kỳ loại hóa chất bảo vệ nào, không phun sơn, vậy nên sản phẩm thớt gỗ đảm bảo màu sắc tự nhiên, gần gũi và an toàn cho sức khỏe của người dùng.
2. Ưu nhược điểm của thớt gỗ
2.1. Ưu điểm
- Thớt gỗ được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên và không chứa hóa chất nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như thân thiện với môi trường.
- Chất liệu gỗ nguyên khối được dùng để sản xuất thớt gỗ nên đảm bảo độ bền và cứng cao.
- Thích hợp sử dụng cho việc băm chặt thức ăn với lực mạnh, đảm bảo êm tay.
- Đa dạng mẫu mã, độ dày, giá bán phải chăng, phù hợp với ngân sách của đại đa số gia đình Việt.
2.2. Nhược điểm
- Sau một thời gian sử dụng thớt gỗ nếu không vệ sinh và bảo quản đúng cách nó có thể sinh ra nấm mốc. Đây chính là nguồn chứa các độc tố dẫn đến bệnh ung thư gan, nguy hiểm cho mọi người.
- Nếu sử dụng các loại thớt gỗ giá rẻ kém chất lượng thì chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng nsoc ó thể xảy ra tình trạng cong vênh, nứt vỡ, tạo dăm mùn dính vào thức ăn, không đảm bảo hợp vệ sinh.
- Khi mang thớt gỗ ra phơi nắng nó có thể xảy ra tình trạng nứt vỡ.
3. Cách sử dụng thớt gỗ
Thớt gỗ là một vật dụng khá thân thiết và xuất hiện trong hầu hết các gia đình Việt. Song, theo nghiên cứu chỉ ra rằng thớt gỗ sử dụng lâu ngày có thể là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nếu các bà nội trợ không áp dụng đúng cách để làm vệ sinh, bảo quản thì nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật là rất lớn. Vậy nên tốt nhất bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau khi sử dụng thớt gỗ.
- Sau khi mua thớt gỗ về mà chưa có nhu cầu sử dụng liền thì bạn hãy giữ nguyên lớp màng bọc bên ngoài của thớt, khoan hãy tháo ra.
- Dùng thớt xong bạn nên sử dụng hỗn hợp chanh với muối, dấm ăn,… chà trực tiếp lên trên bề mặt của thớt để tiêu diệt các vi khuẩn từ thức ăn còn sót lại. Vốn dĩ muối và dấm ăn là những nguyên liệu có sẵn trong bếp, đồng thời cũng có khả năng loại bỏ vi khuẩn cực kỳ tuyệt vời.
- Sau khi vệ sinh, chùi rửa xong bạn nên dùng khăn chùi thớt cho khô rồi để nó ở nơi khô ráo, tránh nắng, tránh gió và hơi nóng trực tiếp.
- Không được dùng đồ ăn sống và chín trên cùng một thớt. Tốt nhất bạn nên trang bị ít nhất 2 chiếc thớt trong gia đình, một chiếc để chế biến đồ ăn sống, một chiếc để chế biến thực phẩm chín, hoa quả tươi.
- Tránh sử dụng 2 bề mặt thớt, bởi khi dùng một bề mặt thớt chạm vào nền là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi. Nếu chế biến thực phẩm trên bề mặt này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Định kỳ nên thay thớt gỗ sau 6 đến 8 tháng sử dụng tùy theo tần suất dùng nhiều hay ít của mỗi gia đình. Thực tế rất nhiều gia đình Việt hiện nay sử dụng thớt vài năm mà không thay, điều này dẫn đến các căn bệnh về lâu dài khó mà lường trước được. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả nhà tốt nhất bạn nên thay thớt theo đúng thời gian đã chia sẻ ở trên.
Hi vọng rằng với thông tin vừa rồi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn ưu nhược điểm và cách sử dụng thớt gỗ. Còn nếu bạn đang thắc mắc chưa biết nên tìm mua thớt gỗ ở địa chỉ nào uy tín, chất lượng thì hãy nhấc điện thoại lên gọi ngay cho công ty Chân Tình. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và đưa ra lời khuyên bổ ích nhất cho khách hàng
Thùy Duyên