Thị trường với nhiều loại thớt gỗ khác nhau, mỗi loại đều có đặc điểm và công dụng riêng. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết điều đó cũng như giúp bạn chọn mua và bảo quản sản phẩm đúng cách.
1. Thớt gỗ loại nào tốt nhất?
Loại thớt gỗ này tương đối phổ biến và được làm từ cây cao su với tuổi đời lên đến 30 năm. Lúc này, cây cao su không còn đọng mủ trong thân cây nữa nên việc gia công và bảo quản thớt cũng dễ dàng hơn. Ưu điểm của thớt gỗ cao su như sau:
- Khó bắt lửa, chịu nhiệt tốt, sử dụng trong căn bếp không hề lo lắng vấn đề gì.
- Thớt với màu sắc đường vân gỗ bắt mắt, chất gỗ cứng nên khó xảy ra tình trạng cong vênh.
- Chịu được ẩm mốc và các vấn đề mối mọt.
- Giá thành rẻ, phù hợp với tài chính của người Việt.
- Dễ gia công, cắt xẻ, thông dụng nên không khó khăn trong việc tìm kiếm.
1.2. Thớt gỗ nghiến
Nếu để kể tên một loại thớt gỗ bền bỉ nhất thì đích thị chính là thớt gỗ nghiến. Độ bền cao, tính cơ học và chịu lực tốt, vậy nên thớt gỗ nghiến có phần nổi bật hơn hẳn so với các loại thớt gỗ còn lại. Dĩ nhiên, chất lượng bao giờ cũng đi đôi với giá cả. Nó thường được bán với mức giá nhỉnh hơn một chút nhưng bù lại có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời như sau:
- Chịu lực tốt, trọng lượng nặng và cứng nên bền bỉ theo thời gian.
- Chịu mối mọt và tránh được các loại vi khuẩn bám trên bề mặt khi chế biến thực phẩm.
- Tính thẩm mỹ cao, vân gỗ ấn tượng. Khi được làm từ gỗ lâu năm thì bề mặt của thớt sẽ càng cứng và đẹp.
- Dễ gia công, cho phép tạo được nhiều kiểu dáng thớt khác nhau.
- Độ chống trầy xước tốt, chịu được hầu hết các loại lưỡi dao và ít bị để lại vết lõm trên bề mặt thớt khi chặt thái.
- Hạn chế ra mùn hay bị lưỡi dao cày nát khi chế biến thực phẩm.
Thớt gỗ me hiện nay cũng được khá nhiều người lựa chọn, nó phổ biến ở nhiều vùng miền khác nhau nên không khó để người dùng mua được sản phẩm này. Đặc điểm của thớt gỗ me là tính thẩm mỹ cao, sở hữu nhiều tính chất cơ học nổi trội, giá bán vừa với túi tiền của người dùng.
1.4. Thớt gỗ xà cừ
Để làm thớt gỗ xà cừ người ta phải sử dụng loại cây gỗ cổ thụ lâu năm. Độ bền cao cũng là điểm mạnh vượt trội của loại thớt này, ngoài ra nó còn chịu được áp suất cao học cao, khó bị nứt toát trong quá trình sử dụng. Khi có sự xuất hiện của thớt gỗ xà cừ trong căn bếp sẽ làm tăng thêm sự cuốn hút, sang trọng.
Như vậy có thể thấy rằng mỗi loại thớt gỗ đều có ưu nhược điểm riêng. Trong đó thớt gỗ nghiến được đánh giá là tốt nhất, bền bỉ nhất. Nếu chi phí không phải là vấn đề khiến bạn lo ngại thì hãy chọn loại thớt gỗ này. Còn nếu ngân sách hạn hẹp bạn có thể chọn thớt gỗ xà cừ, thớt gỗ cao su, thớt gỗ me cũng đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu sử dụng như ý.
2. Lưu ý mua và bảo quản thớt gỗ
- Khi mua thớt gỗ bạn cần đảm bảo lựa chọn sản phẩm có độ dày đều đặn và không có mắt gỗ.
- Sau khi mua về hãy ngâm nó vào trong nước muối theo tỉ lệ 200gr muối trắng với 1 lít nước. Thời gian ngâm khoảng 24 giờ rồi sau đó mang đi phơi ở nơi thoáng mát. Điều này có công dụng giúp tăng độ đàn hồi cho thớt, giúp thớt thêm dẻo dai và tránh tình trạng nứt toát.
- Để làm sạch thớt bạn có thể chà một ít chanh tươi lên cùng với muối. Sau đó rửa sạch như bình thường và treo ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thực hiện theo đúng hướng dẫn sẽ giúp cho thớt gỗ không bị mối mọt tấn công, kéo dài độ bền của của sản phẩm.
Trên đây là chia sẻ giúp bạn đọc biết rõ đâu là loại thớt gỗ tốt nhất và cách chọn mua cũng như bảo quản thớt gỗ đúng như ý muốn. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn, báo giá đầy đủ hơn.
Thùy Duyên