Mẹo hay để vệ sinh và sử dụng thớt gỗ

Thớt gỗ tuy là một vật dụng quen thuộc và xuất hiện hầu hết trong căn bếp của các gia đinh. Song không phải bà nội trợ nào cũng biết cách vệ sinh và sử dụng sao cho đúng. Chính vì vậy với kinh nghiệm của mình chúng tôi xin chia sẻ một vài gợi ý dưới đây hi vọng dụng bạn đọc nắm rõ hơn điều đó. 

1. Cách vệ sinh thớt gỗ

+ Sử dụng giấm



Giấm ngoài công dụng để chế biến một số món ăn ngon hơn thì nó còn được coi là giải pháp vệ sinh, tẩy rửa rất nhiều vật dụng trong gia đình vô cùng hiệu quả, thớt gỗ cũng không nằm ngoại lệ. Chỉ cần cho giấm lên hai bề mặt của thớt rồi dùng khăn giấy lau khô qua là được. Ngoài công dụng tẩy rửa vi khuẩn trên thớt gỗ thì giấm còn có khả năng khử mùi hôi rất tốt. Áp dụng phương pháp này giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức khá nhiều. 

+ Dùng chanh và muối

Bạn chỉ việc lấy quả chanh đem cắt đôi rồi vắt nước lên trên bề mặt của thớt gỗ. Bước tiếp theo rắc một ít muối lên trên bề mặt của thớt rồi dùng vỏ chanh chà xát bề mặt thớt theo hình vòng tròn. Lúc này, nước chanh cùng với muối sẽ được hòa quyện vào nhau rồi thấm xuống bề mặt thớt. Khi đó nó sẽ lấy đi vi khuẩn bám trên bề mặt thớt một cách hiệu quả nhất.

+ Sử dụng oxy già

Đối với phương pháp này bạn cần lưu ý chỉ được phép sử dụng loại oxy già 3% mà thôi. Đầu tiên, hãy đổ oxy già lên trên bề mặt thớt gỗ rồi đợi trong vòng một vài phút cho oxy già sủi bọt và thấm đều lên trên bề mặt thớt rồi dùng miếng rửa chén chà sạch. Thực hiện phương pháp này một vài lần thì chiếc thớt gỗ của bạn sẽ được vệ sinh sạch bóng như ý. 

+ Dùng xà phòng và nước ấm



Bạn có thể dùng xà phòng đem pha loãng cùng với nước ấm rồi lấy khăn thấm với nước xà phòng để lau chùi toàn bộ bề mặt của thớt nhiều lần đến khi bề mặt thớt toàn toàn bị lấy đi vết bẩn. Cuối cùng, rửa sạch lại thớt với nước là bạn đã hoàn toàn xong mọi công đoạn. 

+ Dùng thuốc tẩy

Trong trường hợp thớt gỗ quá bẩn và những phương pháp kể trên không đem lại hiệu quả thì bạn có thể dùng một muỗng cà phê thuốc tẩy cho vào 1 lít nước và hòa tan chúng. Tiếp đó cho thớt gỗ vào hỗn hợp vừa pha được để ngâm trong vòng vài phút rồi hãy mang thớt gỗ ra vệ sinh lại kỹ lưỡng trước khi mang đi phơi. Trường hợp bề mặt thớt gỗ bị khô thì hãy khắc phục bằng cách dùng sáp ong thoa lên. 

+ Rửa sạch thớt ngay sau khi sử dụng

Muốn giữ thớt gỗ được sạch và bền đẹp lâu hơn thì ngay sau khi sử dụng thớt bạn nên vệ sinh nó, tránh ngâm thớt quá lâu ở trong bồn rửa chén sẽ khiến vi khuẩn và nấm mốc phát triển nhiều hơn. Đây cũng được coi là phương pháp dễ thực hiện nhưng lại có rất nhiều người mắc sai lầm. 


2. Lưu ý khi sử dụng thớt gỗ

Trong quá trình sử dụng thớt gỗ có rất nhiều vấn đề bạn cần phải tránh để đảm bảo duy trì vẻ đẹp và độ bền của sản phẩm này. Cụ thể như sau:

+ Không dùng thớt với máy rửa bát

Tuyệt đối không vệ sinh thớt gỗ với máy rửa bát mà chỉ được phép rửa nó trực tiếp dưới vòi nước để loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Đồng thời đây cũng chính là phòng tránh hiện tượng nứt vỡ thớt. 

+ Thay thớt theo định kỳ

Trung bình, một tấm thớt gỗ có thời gian sử dụng từ 6 đến 8 tháng. Sau thời gian đó trên thớt gỗ sẽ có nhiều vết cắt, thức ăn sẽ bám vào đó và khó vệ sinh. Lúc này, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển và gây ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người. Vậy nên, thay thớt theo định kỳ là điều rất cần thiết. 

+ Sử dụng thớt gỗ kích thước phù hợp



Khi dùng chiếc thớt có kích thước quá nhỏ sẽ khó mà chế biến được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Điều này không chỉ gây hư hại cho thớt mà còn làm thức ăn bị rơi ra ngoài, là cơ hội để vi khuẩn bám vào thực phẩm. Vậy nên, hãy xác định rõ nhu cầu để đảm bảo chọn kích thước thớt phù hợp nhất. 

+ Tránh đặt thớt gỗ nơi ẩm thấp

Việc đặt thớt gỗ ở nơi ẩm thấp sẽ làm vi khuẩn, nấm mốc có cơ hội phát triển mạnh mẽ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vậy nên, sau khi vệ sinh thớt gỗ hay để khô hoặc lau bằng khăn sạch rồi treo lên giá. 

Trên đây là cách vệ sinh và sử dụng thớt gỗ hiệu quả. Còn nếu muốn mua sản phẩm thớt gỗ chất lượng, giá thành phải chăng thì hãy liên hệ với công ty Chân Tình ngay hôm nay. 

Thùy Duyên