Hầu hết căn bếp của mọi gia đình đều sở hữu một chiếc thớt gỗ để phục vụ vào mục đích thái, chặt thức ăn. Thế nhưng, hiện trên thị trường thớt gỗ có nhiều loại bằng chất liệu khác nhau, mỗi loại sẽ có đặc tính khác nhau cho khách hàng lựa chọn theo mục đích sử dụng. Để giúp bạn có thêm kinh nghiệm, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cách chọn thớt gỗ đúng theo mục đích sử dụng cho bạn tham khảo:
1. Đặc điểm của thớt gỗ
Thớt gỗ là nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Hiện nay, thớt gỗ còn được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: thớt gỗ xà cừ, thớt gỗ cao su, thớt gỗ Teak, thớt gỗ Nghiến…mỗi loại sẽ có đặc điểm và giá cả khác nhau. Thớt gỗ ngày càng được thiết kế đa dạng về mẫu mã không chỉ dùng để băm, thái, chặt thức ăn mà còn trưng dụng để trang trí bàn ăn, bữa tiệc góp phần làm tăng thêm vẻ sang trọng, tinh tế và mới lạ hơn.
2. Kinh nghiệm chọn thớt gỗ đúng theo mục đích sử dụng
+ Xác định nhu cầu và loại thớt mình cần mua
Thớt gỗ có thể chia thành nhiều mục đích sử dụng như: thớt gỗ băm chặt, thớt gỗ thái rau, thớt gỗ thái đồ ăn chín, thớt gỗ trưng bày…Do vậy, bạn cần phải xác định mục đích sử dụng thớt gỗ để làm gì từ đó lựa chọn thớt gỗ loại nào cho phù hợp.
+ Kiểm tra chất liệu thớt
Tùy vào chất liệu gỗ mà thớt gỗ cũng có đặc điểm khác nhau. Cụ thể:
Thớt gỗ xà cừ: Thớt gỗ xà cừ có đặc tính là dai, nặng, ít tạo mùn, có khả năng kháng khuẩn và nấm mốc tốt. Thớt gỗ xà cừ khá phổ biến ở Việt Nam và được khá nhiều người lựa chọn sử dụng cho gia đình mình.
Thớt gỗ cao su: Loại này có đặc tính nhẹ, giá tương đối rẻ, vân gỗ sáng. Tuy nhiên, thân gỗ cao su nhỏ nên thường sẽ ghép nhiều thanh cao su lại với nhau. Thường thớt gỗ cao su dùng để cắt thực phẩm chính hoặc cắt trái cây là chủ yếu.
Thớt gỗ nghiến: Có đặc điểm là rất chắc chắn, ít tạo mùn khi băm chặt. Thớt nghiến thực sự bền khi dùng cây có tuổi thọ cao, thân lớn, với những cây nhỏ hoặc nhánh thì độ bền thấp. Do vậy, khi mua thớt gỗ nghiến bạn cần phải quan sát kỹ để đảm bảo mua đúng sản phẩm chất lượng.
+ Kiểm tra phương pháp, kỹ thuật gia công thớt gỗ
Kỹ thuật gia công thớt gỗ cũng sẽ ảnh hưởng đến độ bền của thớt trong quá trình sử dụng. Cụ thể:
Thớt gỗ dọc thớ và thớt gỗ ngang thớ: Thớt gỗ dọc là loại thớt được xẻ dọc theo thân cây, ưu điểm là ít tạo mùn khi băm chặt, giá thành tương đối cao. Thớt gỗ thớ ngang là sẽ được cắt ngang thân cây để làm thớt, cách gia công này có giá thành thấp nhưng dễ tạo mùn khi băm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thớt gỗ nguyên khối và thớt gỗ ghép: Thớt gỗ ghép là được gia công ghép từ nhiều miếng gỗ nhỏ tạo thành tấm gỗ lớn để làm thớt. Ngược lại, thớt gỗ nguyên khối sẽ được làm từ thân cây lớn không ghép nối. Để nhận biết thớt gỗ nguyên khối hay thớt gỗ ghép bạn có thể quan sát mặt bên hoặc mặt chính diện của thớt.
3. Những điều cần chú ý để thớt gỗ không bị nứt vỡ
Thớt gỗ bị nứt trong quá trình sử dụng là một trong những tình trạng thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do người sử dụng không đúng cách. Vậy sử dụng thớt gỗ như thế nào để không bị nứt vỡ?
- Ngâm thớt gỗ trong nước muối khi mới mua về vừa có tác dụng sát khuẩn vừa giúp thớt gỗ không bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng khá hiệu quả.
- Giữ ẩm cho thớt bằng cách để thớt tiết xúc với nước hàng ngày.
- Nơi để thớt nên tránh ánh nắng trực tiếp và gió vì sẽ làm độ ẩm của thớt bị bốc hơi nhanh.
- Nếu không dùng thớt trong một thời gian dài thì phải vệ sinh sạch sẽ, bôi lên thớt một ít dầu hoặc mỡ lợn đã rán rồi cho vào túi ni lông buộc kín lại.
- Không băm chặt mạnh lên các loại thớt gỗ có kích thước nhỏ.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được thêm kinh nghiệm hữu ích. Mọi nhu cầu mua thớt gỗ sỉ và lẻ khách hàng hãy liên hệ với Công ty TNHH sản xuất thương mại Chân Tình để được tư vấn và báo giá sớm nhất!
Liên hệ với Công ty Chân Tình tại:
Địa chỉ: Thửa đất 116 tờ bản đồ 59, khu phố 7, phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Hotline: 0919 200 834
Email: congtychantinh@gmail.com
T.H