Những điều cần quan tâm khi mua thớt làm bếp cho gia đình

Lựa chọn dụng cụ làm bếp sao cho an toàn là vấn đề mà hầu hết chị em nội trợ nào cũng muốn nhằm bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình mình. Trong đó, thớt làm bếp là một trong những dụng cụ rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nên cần phải lựa chọn cẩn thận hơn. Vậy cần quan tâm những gì khi sử dụng thớt làm bếp? Lưu lại những kinh nghiệm dưới đây để có được bữa cơm tốt nhất cho gia đình mình nhé!

1. Những vấn đề cần quan tâm khi mua thớt gỗ làm bếp cho gia đình

1.1. Chọn kích thước phù hợp với không gian bếp

Thớt làm bếp hiện trên thị trường có nhiều kích cỡ khác nhau, điều quan trọng là bạn phải chọn được thớt có kích thước phù hợp với gian bếp và nhu cầu sử dụng của gia đình mình. Bởi khi chọn 1 chiếc thớt kích thước quá lớn sẽ chiếm diện tích, khó sử dụng, gây khó khăn trong việc vệ sinh trong bồn rửa cũng như bảo quản chúng.

Theo kinh nghiệm, bạn nên chọn 1 chiếc thớt lớn kích thước khoảng 25-40cm, bằng khoảng 2/3 kích thước bồn rửa chén sẽ dễ sử dụng cho mọi không gian bếp. 

1.2. Chọn độ dày thớt theo loại thực phẩm thường dùng

Tùy vào mục đích sử dụng thớt là cắt thái, băm chặt thức ăn mà chọn loại thớt có độ dày như thế nào cho phù hợp. Theo đó, nếu chỉ dùng thớt để băm chặt thịt thì bạn dùng thớt gỗ có độ dày 2-5cm sẽ giúp tạo cảm chắc chắn, hạn chế trơn trượt khi sử dụng và việc sơ chế thực phẩm cũng dễ dàng và hiệu quả hơn. Không nên chọn những thớt có trọng lượng quá nặng sẽ gây khó khăn khi di chuyển và sử dụng.

Đối với thớt sử dụng để cắt thái rau củ thông thường thì chỉ cần dùng thớt có độ dày vừa phải từ 0.5 - 2cm sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển, thao tác linh hoạt hơn và vệ sinh cũng như bảo quản đơn giản hơn.



1.3. Chọn chất liệu thớt an toàn

Thớt làm bếp trên thị trường có nhiều loại chất liệu khác nhau, trong đó thớt gỗ, thớt nhựa, thớt thủy tinh mỗi loại đều có những ưu điểm riêng. Cụ thể:

+ Thớt thủy tinh: Là chất liệu an toàn nhất cho sức khỏe so với các loại chất liệu thớt khác, không mốc, ít bị mài mòn, hạn chế trầy xước, rất dễ vệ sinh. Tuy nhiên lại khó bảo quản, dễ nứt vỡ khi rơi rớt, chỉ dùng để cắt thái đơn giản, không dùng băm chặt thực phẩm được. 

+ Thớt gỗ: Là chất liệu thớt được ưa chuộng sử dụng nhất và thân thiện với người dùng nhất từ xưa đến nay. Hiện thớt gỗ chất liệu tự nhiên có nhiều loại khác nhau như: cao su, gỗ nghiến, gỗ xà cừ,...dễ sử dụng vì có thể băm chặt thực phẩm thoải mái.

+ Thớt nhựa: Ưu điểm là chất liệu nhẹ, không thấm nước, màu sắc và hình dạng phong phú, dùng thích hợp cho việc thái thực phẩm, không dùng để băm chặt. Bên cạnh thớt gỗ thì thớt nhựa là chất liệu rất được nhiều gia đình Việt lựa chọn sử dụng nhất hiện nay.



1.4. Chọn hình dáng thớt

Thớt làm bếp cũng được thiết kế nhiều dạng mẫu mã khác nhau không chỉ đáp ứng mục đích sử dụng mà còn mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao. Trong đó có thể kể đến những hình dáng thớt phổ biến gồm: 

- Thớt tròn sẽ có ích cho việc băm cắt thực phẩm, còn những chiếc thớt vuông lại cho không gian chứa nhiều hơn những thực phẩm đã được xử lý.

- Ngoài ra còn có những chiếc thớt có hình hoa lá, con vật cũng sẽ tạo nên sự ấn tượng, đặc biệt cho không gian bếp nhà bạn.



2. Những lưu ý trong và sau khi sử dụng thớt

Xử lý thớt đúng cách trong và sau khi sử dụng cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nếu không chú ý kỹ sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vậy cần lưu ý những gì sau mỗi lần sử dụng thớt chế biến thức ăn?

+ Thay mới thớt gỗ khi cần thiết

Thớt sử dụng làm bếp cũng có hạn sử dụng, tùy vào tần suất sử dụng nhiều hay ít. Thông thường, thớt gỗ sau khi sử dụng được 6 – 8 tháng nên cân nhắc thay mới. Lưu ý, không nên sử dụng thớt đã quá cũ vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi xâm nhập vào thức ăn trong quá trình chế biến.

+ Không nên băm, chặt quá mạnh vào thớt

Việc băm, chặt quá mạnh vào thớt sẽ tạo nên vết hằn sâu gây khó khăn khi làm sạch thớt. Lưu ý, nên chọn thớt băm chặt có độ dày phù hợp để tạo thuận tiện hơn khi sử dụng nhé.



+ Dùng riêng thớt cắt thực phẩm sống và thực phẩm chín

Thực phẩm tươi sống như các loại thịt cá đều ẩn chứa vi khuẩn và vi sinh vật dù đã rửa qua. Khi bạn dùng chung thớt đó để cắt thực phẩm chín, những vi khuẩn ở mặt thớt này sẽ bám vào thức ăn, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, tốt nhất nên trang bị ít nhất 2 chiếc thớt để chế biến thức ăn chín và sống riêng nhé.

+ Tráng thớt bằng nước sôi

Khuyến cáo trước khi sử dụng bạn nên tráng thớt qua nước sôi để loại bỏ vi khuẩn trên mặt thớt để tránh nhiễm khuẩn chéo thức ăn.

Trên đây là một số thông tin về lựa chọn sử dụng thớt làm bếp cho gia đình được an toàn, hiệu quả. Quý khách cần được tư vấn mua sỉ và lẻ thớt gỗ và dụng bếp bằng gỗ hãy liên hệ cho Công ty Chân Tình để được tư vấn chi tiết.

T.H