Có nhiều loại thớt cho sự lựa chọn trong gian bếp nhà bạn, nhưng mỗi loại lại có cách sử dụng và bảo quản riêng. Để tránh nhiễm bệnh từ thớt, chúng tôi xin chia sẻ một số cách tham khảo dưới đây:
Khi sử dụng các loại thớt để nấu chế biến thực phẩm xong, dù bạn có cố gắng rửa sạch thì những chất mùn hay vết đen vẫn có thể bám trong các khe hở hay vết nứt của thớt mà bằng mắt thường bạn không thể thấy được. Đó cũng chính là nguyên nhân gây nên các bệnh như viêm dạ dày, viêm ruột, tiêu chảy…vv
Để tránh các loại bệnh nguy hiểm nói trên, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các loại thớt đúng với mục đích của nó.
Thớt thủy tinh
- Thớt thủy tinh làm từ chất liệu thủy tinh nên không bị mùn, không bị oxi hóa, dễ lau chùi. Nhưng cũng do làm từ tủy tinh kém chịu được lực tác động mạnh nên loại thớt này chỉ nên dùng để thái trái cây, rau củ, thức ăn mềm…hay những loại thức ăn đã qua chế biến.
- Với những loại thức ăn đã qua chế biến, bạn nên tráng qua nước sôi trước khi sử dụng.
- Nên có nhiều loại thớt với màu sắc hay kiểu dáng khác nhau, mỗi loại dành riêng cho một loại thực phẩm như loại dành thái rau, loại dành thái trái cây, loại dành thái đồ đã chế biến…vv
- Khi mua thớt, tất nhiên bạn phải chọn mua những sản phẩm có uy tín, nguồn gốc rõ rang và niêm yết kiểm định đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của nơi sản xuất.
- Sau khi sử dụng nhớ rửa sạch, có thể dùng nước sôi để tẩy hết dầu mỡ và diệt sạch vi khuẩn còn sót lại mà nước rửa chén không loại bỏ được.
- Cần treo thớt nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt.
- Sau một thời gian sử dụng, nếu thấy trên bề mặt thớt xuất hiện vêt nứt, vết bẩn bám đen thì bạn cần thay thớt mới.
Thớt nhựa
- Thớt nhựa cũng là loại thớt có khả năng chịu lực kém, nên bạn chỉ nên dùng để thái thức ăn nhẹ, thức ăn đã qua chế biến…
- Trên thị trường có loại thớt nhựa chứa chất microban diệt khuẩn, có tác dụng phá vỡ chức năng tế bào của vi khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc sinh trưởng, phát triển trên bề mặt thớt.
Khi sử dụng thớt nhựa, bạn cần lưu ý:
- Tránh ấn dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên mặt thớt, tạo thành những khe hở cho vi khuẩn sống, đồng thời làm thớt nhanh cũ.
- Khi thớt bị ố, ngả màu, bạn nên ngâm thớt trong giấm, nước cốt chanh trong vòng hai giờ, rửa sạch lại bằng nước rửa bát, tráng nước sôi để làm thớt sạch và mới lại, giúp kéo dài tuổi thọ của thớt.
Được làm từ chất liệu gỗ nên khả năng chống lực mạnh của thớt gỗ khá tốt, loại thớt này thường dùng để chặt, băm thức ăn với trọng lực mạnh. Tuy nhiên chúng có hạn chế là dễ thấm nước, có mùn, đễ mục, vì thế khi sử dụng thớt gỗ bạn nên lưu ý:
- Chọn thớt độ dày đều, không có mắt gỗ.
- Ngâm thớt trong nước muối trong vòng 24g sau khi mua thớt về để giúp thớt có ẩm và không bị rạn nứt trong quá trình sử dụng.
- Sau khi sử dụng, bạn nên chà rửa thớt bằng nước rửa chén hoặc chanh tươi để tránh bị mùn. Lau khô và treo nơi khô thoáng để tránh ẩm mốc.
TH